Hoa yêu thương nở rộ
Bài học STEM
Trang chủ/ Sản phẩm/ Chủ Đề STEM/ Hoa yêu thương nở rộ
Mục Lục
Yêu cầu cần đạt
Đồ dùng dạy học
Hoạt động mở đầu
Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động luyện tập vận dụng
Đánh giá
Chủ đề: Hoa yêu thương nở rộ
Thời lượng: 2 tiết
Thời điểm tổ chức
Khi dạy bài cuối cùng của chủ đề Hình phẳng và hình khối (môn Toán)
Mô tả bài học
Nội dung môn Toán lớp 2 có yêu cầu cần đạt như sau:
  • Nhận biết được các đơn vị đo độ dài dm (đề-xi-mét), m (mét) và quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học
  • Thực hiện được việc tính toán các số đo độ dài.
  • Sử dụng được thước thẳng có chia vạch đến xăng-ti-mét,... để thực hành đo.
Để đạt được các yêu cầu này, trong bài học STEM “Thước gấp”, học sinh sẽ hoàn thành thước gấp để dùng cho việc đo đạc độ dài/độ cao khá lớn và trang trí theo sở thích của nhóm.
Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học ________________
Môn học chủ đạo
Mĩ thuật
  • Biết cách sử dụng công cụ phù hợp với vật liệu và an toàn trong thực hành, sáng tạo.
  • Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm.
  • Sử dụng được chấm, nét, màu sắc khác nhau để trang trí sản phẩm.
  • Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm.
Môn học tích hợp
Toán
  • Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10.
Hoạt động trải nghiệm
  • Thực hiện được lời nói, việc làm thể hiện tình yêu thương với các thành viên trong gia đình phù hợp với lứa tuổi.

I. Mục tiêu

1. Năng lực

  • Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra thiệp có hình bông hoa nhiều cánh và có dùng các chấm, nét, màu sắc để trang trí bông hoa.
  • Chia sẻ được ý định sử dụng thiệp hoa nhiều cánh là để tặng cho mẹ và cách sử dụng là thả vào nước để các cánh hoa nở ra.
  • Tạo được sản phẩm từ vật liệu bìa cứng.
  • Nêu được tên một số công cụ (kéo, thước, bút,…) vật liệu (giấy bìa cứng,,…) để thực hành làm thiệp hoa.
  • Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về thiệp hoa.
  • Đếm được số trong phạm vi 10.
  • Vận dụng được kết quả quan sát từ thí nghiệm về giấy tự mở nếp gấp khi thả trong nước để làm cho cánh hoa mở ra được khi đặt vào nước.
  • Hợp tác được với các thành viên trong nhóm khi thực hiện sản phẩm.
2. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, chú ý khi quan sát hiện tượng, thực hiện sản phẩm.
  • Có trách nhiệm với nhiệm vụ được phân công trong nhóm, tích cực, chủ động nêu ý kiến cá nhân, lắng nghe, góp ý hoặc điều chỉnh trong quá trình làm việc nhóm.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên
  • Hộp/tô lớn/đĩa trơn sâu lòng đựng nước, bút sáp màu, giấy bìa cứng A4, giấy khăn ăn, giấy sáp/giấy dầu (lót bánh khi nướng), kéo cắt giấy, bút chì.

2. Chuẩn bị của học sinh

  • Giao cho mỗi nhóm tự chuẩn bị một số nguyên vật liệu như sau:
STT Thiết bị/Học liệu Số lượng Hình ảnh minh họa
1 Đĩa trơn sâu lòng 01 đĩa/nhóm
2 Bút sáp màu 04/nhóm
3 Giấy bìa cứng màu A4 02/nhóm
4 Kéo cắt giấy 04/nhóm
5 Bút chì 04/nhóm
6 Mẫu hoa để vẽ 01 phiếu/nhóm Phụ lục
7 Phiếu học tập 04 phiếu (cá nhân) Phụ lục
8 Phiếu đánh giá 01 phiếu/nhóm Phụ lục

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1. Xác định nhiệm vụ

- Mục tiêu:

  • Dự đoán, quan sát và kể lại được kết quả về hiện tượng xảy ra khi thả bông hoa gấp các cánh trên mặt nước.
  • Ghi nhận được nhiệm vụ làm một bông hoa có lời yêu thương và cánh hoa tự mở ra được khi thả trên mặt nước.

- Nội dung:

1.1 Đặt vấn đề

  • Giáo viên cho học sinh xem video học liệu số có nội dung: Bạn An tặng Mẹ tấm thiệp có hình bông hoa đã gập các cánh hoa và Mẹ mở từng cánh hoa ra để đọc nội dung lời chúc ở giữa bông hoa. Mẹ của An ước gì các cánh hoa tự động mở ra để đọc mà không cần mở từng cánh.
  • Giáo viên đặt câu hỏi:
    • - Bạn An tặng gì cho mẹ?

      - Mẹ ước điều gì?

      - Các em có muốn giúp bạn An làm được điều đó không?

      - Làm thế nào để bông hoa tự mở cánh được?

  • Giáo viên đề nghị: Chúng mình hãy cùng giúp bạn An nhé!
1.2. Quan sát thí nghiệm, nhận nhiệm vụ
  • Giáo viên cho học sinh quan sát 3 mẫu vật bông hoa đơn giản bằng giấy khăn ăn, giấy bìa cứng và giấy chống thấm.
  • Giáo viên gấp các cánh bông hoa mẫu và nói sẽ thả vào chậu nước.
  • Giáo viên đặt câu hỏi: Nếu thả bông hoa này vào đĩa nước thì bông hoa sẽ thế nào? Cánh hoa thế nào?
  • Yêu cầu về sản phẩm: Mỗi nhóm làm một bông hoa có cánh nở rộ với các yêu cầu sau:
1
Hoa có từ 4 cánh trở lên, có dùng màu sắc vui tươi, đẹp để trang trí.
2
Có lời chúc mừng phù hợp trong bông hoa và khi mở cánh hoa ra thì mới đọc được lời chúc.
3
Khi xếp các cánh hoa lại, có thể đặt gọn trong hình vuông có cạnh 8cm
4
Khi đặt hoa lên mặt nước thì các cánh hoa tự động mở ra được.

2. Hoạt động 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • Mục tiêu:

- Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra thiệp có hình bông hoa nhiều cánh (số cánh hoa trong phạm vi 10), có dùng các chấm nét, màu sắc để trang trí bông hoa.

Viết được lời chúc để thể hiện tình yêu thương với mẹ.

Vận dụng được kết quả quan sát từ thí nghiệm về giấy tự mở nếp gấp khi thả trong nước để làm cho cánh hoa mở ra được khi đặt vào nước.

Sử dụng được kéo để cắt bông hoa làm thiệp và giữ an toàn trong thực hành, sáng tạo cho mình và cho bạn cùng nhóm.

Hợp tác được với các thành viên trong nhóm trong việc thực hiện sản phẩm.

  • Nội dung:

2.1. Thảo luận phương án thảo luận nhóm

    - Giáo viên chia lớp thành các nhóm (khoảng 4-6 thành viên) và đề nghị các em tự chọn nhóm trưởng để điều khiển hoạt động nhóm.

    - Học sinh thảo luận dựa trên phiếu học tập và ghi câu trả lời vào phiếu.

2.1. Thảo luận phương án thảo luận nhóm

    - Nhóm trưởng phân chia nhiệm vụ cho các thành viên: vẽ, cắt, trang trí, ghi lời chúc, thử nghiệm.

    - Học sinh làm sản phẩm theo nhóm, giáo viên quan sát, hỗ trợ, ghi nhận tinh thần làm việc của nhóm.

    - Học sinh có thể thử nghiệm làm bông hoa chưa tô, vẽ, ghi lời chúc và thử nghiệm thả trên mặt nước xem bông hoa có nở các cánh không.

Gấp làm tư
Cắt cánh hoa
Được bông hoa
Trang trí, viết lời chúc
Gấp cánh hoa
Gấp xong
Thả hoa vào nước
Hoa nở bung cánh

Hình 3.8: Cách làm hoa và thử nghiệm

3. Hoạt động 3: Báo cáo, tổng kết và đánh giá

Mục tiêu

    - Trưng bày, giới thiệu với tập thể lớp về sản phẩm của nhóm, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm thiệp hoa.

Nội dung:

    - Giáo viên tổ chức trò chơi: “Hoa nở - hoa tàn” cho các nhóm cử đại diện lên giới thiệu sản phẩm của nhóm mình.

      + Học sinh quan sát sản phẩm của nhóm bạn rồi nêu nhận xét, bình chọn nhóm có bông hoa được cắt đẹp, nở cánh đều, không chìm.

      + Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

IV.Phụ lục

1. Phiếu học tập

Phiếu học tập 1

PHIẾU HỌC TẬP

1.Thực hành (theo nhóm)
- Em sẽ vẽ bao nhiêu cánh hoa?
- Em chọn màu nào để vẽ, tô cánh hoa? Màu nào cho nhị hoa?...
- Em sẽ trang trí cánh hoa và nhị hoa như thế nào?
- Em sẽ vẽ cánh hoa có chiều dài ra sao để khi gấp cánh hoa lại, chúng không bị vướng vào nhau?
- Em xếp cánh hoa theo thứ tự nào thì hoa có các cánh lần lượt nở đều nhau?
- Em sẽ viết lời chúc mừng gì?
- Em sẽ viết ở vị trí nào trên bông hoa?
2.Phân công
Thành viên Nhiệm vụ
Bạn ……………………………………… sẽ Vẽ
Bạn ……………………………………… sẽ Cắt
Bạn ……………………………………… sẽ Trang trí
Bạn ……………………………………… sẽ Ghi lời chúc
Bạn ……………………………………… sẽ Thử nghiệm

2. Phiếu đánh giá

3. Sản phẩm minh họa

Hình 3.9: Sản phẩm minh họa Hoa yêu thương nở rộ