Đồng hồ giấy
Bộ dụng cụ thực hành STEM
Mục Lục
Yêu cầu cần đạt
Đồ dùng dạy học
Hoạt động mở đầu
Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động luyện tập vận dụng
Đánh giá
Chủ đề 5: Đồng hồ chữ số La Mã
Thời lượng: 3 tiết (105 phút)
Nội dung chủ đạo và tích hợp
trong bài học ________________
Môn học chủ đạo
Toán
  • Nhận biết được chữ số La Mã và viết được các số tự nhiên trong phạm vi 20 bằng cách sử dụng chữ số La Mã.
  • Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học.
  • Đọc được giờ chính xác đến 5 phút và từng phút trên đồng hồ.
Môn học tích hợp
Mĩ thuật
  • Tạo được sản phẩm có hình, khối dạng cơ bản
  • Thể hiện được chi tiết hoặc hình ảnh trọng tâm ở sản phẩm
  • Vận dụng được sự khác nhau của chấm, đường hướng của nét để trang trí sản phẩm.
Tin học và Công nghệ (Phân môn Công nghệ)
  • Lựa chọn được vật liệu làm đồ dùng học tập đúng yêu cầu.
  • Sử dụng được các dụng cụ để làm đồ dùng học tập đúng cách, an toàn.
  • Làm được một đồ dùng học tập đơn giản theo các bước cho trước, đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật, thẩm mĩ.
I. Mục tiêu

1. Năng lực

  • Đọc và viết được số La Mã trong phạm vi 20.
  • Nêu được cấu tạo chính của đồng hồ treo tường.
  • Đọc được giờ chính xác đến 5 phút trên đồng hồ.
  • Lựa chọn và sử dụng được các nguyên liệu và dụng cụ để làm đồng hồ đúng cách, an toàn.
  • Kết hợp được vẽ, cắt, dán, ... và giữ vệ sinh lớp, đồ dùng học tập,… trong quá trình làm đồng hồ.
  • Thiết kế và lắp ghép các bộ phận của đồng hồ một cách hợp lí.
  • Hợp tác được với các thành viên trong nhóm trong việc lên ý tưởng và thiết kế đồng hồ số La Mã.
2. Phẩm chất
  • Tích cực, chủ động đóng góp ý kiến cá nhân để hoàn thiện sản phẩm của nhóm mình và các nhóm khác.
  • Quý trọng thời gian, tích cực sử dụng đồng hồ để mang lại hiệu quả trong học tập và cuộc sống.

II. Đồ dùng dạy học

1. Chuẩn bị của Giáo viên
  • Các phiếu học tập và phiếu đánh giá.
  • Các video hướng dẫn học sinh tìm hiểu, chế tạo mô hình.
STT Thiết bị/Học liệu Số lượng Hình ảnh minh họa
1 Đĩa giấy cứng 10
2 Giấy bìa cứng màu trắng 10
3 Ốc nhựa loại nhỏ 10
1. Chuẩn bị của học sinh
  • Thiết bị và học liệu cho mỗi nhóm (4 học sinh):
STT Thiết bị/Học liệu Số lượng Hình ảnh minh họa
1 Bút màu 1
2 Bút chì 1
3 Thước kẻ 1
4 Kéo 1
5 Giấy màu 1
6 Bút lông dầu 1

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Xác định nhiệm vụ, vấn đề

  • Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét điểm khác nhau giữa 2 chiếc đồng hồ:
  • Giáo viên gọi một số học sinh trình bày ý kiến và chốt: điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 chiếc đồng hồ là đồng hồ A sử dụng chữ số thông thường, còn đồng hồ B sử dụng một loại chữ số khác, đó là chữ số La Mã. Đây là một hệ thống chữ số có nguồn gốc từ Roma cổ đại, hệ thống chữ số này được sử dụng từ thời Cổ đại và đến thời Trung Cổ và được sử dụng cho đến ngày nay.
  • Giáo viên dẫn đắt vấn đề: Đồng hồ là một đồ dùng quen thuộc giúp chúng ta biết được thời gian. Hiện nay, có nhiều loại đồng hồ với nhiều cách hiển thị khác nhau, nhưng thường hiển thị bằng chữ số thông thường hoặc chữ số La Mã, vì vậy trong chủ đề này chúng ta cùng làm quen với chữ số La Mã và cùng nhau làm mô hình một chiếc đồng hồ chữ số La Mã để cùng học xem thời gian bằng loại đồng hồ này.
  • Giáo viên giao nhiệm vụ thiết kế đồng hồ chữ số La Mã với các yêu cầu cụ thể như sau:
      + Đồng hồ sử dụng chữ số La Mã từ I đến XII
      + Đồng hồ có 2 kim là kim ngắn và kim dài có thể điều khiển được
      + Sản phẩm được trang trí đẹp, thẩm mĩ và chắc chắn.

2. Hoạt động 2. Tìm hiểu kiến thức và thực hiện nhiệm vụ

2.1. Tìm hiểu về cách phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà

  • Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát chiếc đồng hồ treo tường và trả lời những câu hỏi sau:
      (1) Đồng hồ có những bộ phận nào?
      (2) Trên đồng hồ có bao nhiêu số?
      (3) Trên đồng hồ có mấy kim? Mỗi kim có chức năng gì?
  • Giáo viên gọi đại diện học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét và điều chỉnh. Giáo viên kết luận: Một chiếc đồng hồ thường có cấu tạo gồm mặt đồng hồ và các kim chỉ giờ, phút. Trên mặt đồng hồ có các số từ 1 đến 12 được sắp xếp thành vòng tròn để biểu thị cho các giờ trong ngày (số tự nhiên hoặc số La Mã). Các kim của đồng hồ có chung một trục quay, khi hoạt động chúng quay theo một chiều nhất định được gọi là chiều kim đồng hồ.

2.2. Làm quen với chữ số La Mã

  • Giáo viên tổ chức cho học sinh xem một video tìm hiểu về chữ số La Mã (https://www.youtube.com/watch?v=gmR6R910Wjc) và trả lời các câu hỏi chữ số La Mã thường dùng là những số nào?
  • Giáo viên gọi 1-2 học sinh trả lời và chốt lại: Một số chữ số La Mã thường dùng là I: một, V: năm, X: mười.
  • Giáo viên giới thiệu bảng chữ số La Mã từ 1 đến 20. Đồng thời hướng dẫn cách viết, cách đọc các số La Mã từ 1 đến 20
  • Giáo viên tổ chức gọi một số học sinh ôn tập cách đọc các chữ số La Mã để các em có thể nhận biết cách viết và cách đọc chữ số La Mã trong phạm vi 20.
  • Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành nhiệm vụ 1 trong phiếu học tập, nhận biết các chữ số La Mã từ I đến XX theo thứ tự tăng dần.

2.3. Xây dựng kế hoạch và phương án làm đồng hồ chữ số La Mã

  • Giáo viên cho các nhóm học sinh quan sát các nguyên vật liệu Giáo viên đã chuẩn bị sẵn, sau đó các nhóm thảo luận lựa chọn nguyên vật liệu cần thiết để chế tạo mô hình và liệt kê các nguyên vật liệu này trong nhiệm vụ 2 của phiếu học tập. Cần lưu ý các nhóm học sinh cần chuẩn bị sẵn những dụng cụ thủ công.
  • Giáo viên tiếp tục yêu cầu các nhóm thảo luận về phương án làm sản phẩm và vẽ phác hoạ sản phẩm đồng hồ chữ số La Mã mà nhóm muốn thực hiện và ghi rõ kích thước, vị trí của các bộ phận của đồng hồ trong nhiệm vụ 3 của phiếu học tập.
  • Sau khi hoàn thành nhiệm vụ 2, 3 đại diện nhóm báo cáo riêng với Giáo viên về kết quả hoạt động của nhóm. Giáo viên nhận xét và điều chỉnh cho các nhóm.

2.4. Thực hiện làm mô hình và thử nghiệm

  • Giáo viên tổ chức cho các nhóm lấy nguyên vật liệu Giáo viên cung cấp kết hợp các nguyên vật liệu đã chuẩn bị để tiến hành thực hiện mô hình theo các bước nhóm đã thống nhất ở hoạt động trên. Giáo viên hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm học sinh khi cần thiết.
  • Sau khi hoàn thành, các nhóm học sinh tự thảo luận, kiểm tra, vận hành thử mô hình đồng hồ chữ số La Mã của nhóm có đáp ứng các yêu cầu đặt ra hay chưa trong phiếu đánh giá và đề ra những thay đổi và cải tiến mô hình (nếu có).

3. Hoạt động 3: Báo cáo/Tổng kết, đánh giá

  • Giáo viên yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm của mình ở khu vực phù hợp.
  • Giáo viên đại diện các nhóm lần lượt trình bày sản phẩm trong thời gian 3 phút.
  • Giáo viên cho học sinh nhận xét kết quả của nhóm bạn và tổ chức cho các nhóm đánh giá sản phẩm và phần thuyết trình của nhóm bạn theo Phiếu đánh giá.
  • Giáo viên tổ chức trò chơi “Thách đố” giữa các nhóm, lần lượt 1 nhóm sẽ vặn đồng hồ của nhóm mình 3 lần và yêu cầu nhóm còn lại đọc thời gian trên đồng hồ và ngược lại 1 nhóm sẽ đưa ra thời gian 3 lần để nhóm còn lại vặn đồng hồ đúng. Luân phiên các nhóm lần lượt thực hiện giúp các em ôn tập cách xem đồng hồ chữ số La Mã.
  • Giáo viên tổng hợp kết quả đánh giá của từng nhóm thông qua thông tin từ các phiếu đánh giá, tổng kết và nhận xét chung.

IV. Phụ lục

1. Phiếu học tập

Nhiệm vụ 1 Tìm đường đi cho chú thỏ đến được củ cà rốt theo thứ tự các chữ số La Mã từ I đến XX

Nhiệm vụ 2 Lập kế hoạch thiết kế mô hình “Đồng hồ chữ số La Mã”

Số thứ tự Tên bộ phận Kích thước Đồ dùng cần chuẩn bị Thời gian thực hiện

Nhiệm vụ 3.Vẽ phác thảo bản thiết kế

2. Phiếu đánh giá

Em hãy đánh giá sản phẩm và kết quả hoạt động của nhóm bạn bằng cách đánh dấu (x) vào ô:

Tiêu chí Mức độ
Tốt
Đạt
Chưa đạt
Đồng hồ sử dụng chữ số La Mã từ I đến XII
Đồng hồ có 2 kim là kim ngắn và kim dài có thể điều khiển được
Sản phẩm được trang trí đẹp, thẩm mĩ và chắc chắn.
Thuyết trình hay và hấp dẫn
Giải thích được các câu hỏi của Giáo viên và các nhóm

3. Hướng dẫn làm sản phẩm

  • Bước 1: Dùng đĩa giấy cứng úp lên tờ giấy bìa cứng màu trắng để vẽ hình tròn. Chia hình tròn thành 12 phần bằng nhau. (Đầu tiên kẻ 2 đường kính, ta được 4 phần bằng nhau của hình tròn. Mỗi phần chia làm 3 bằng cách kẻ 1 đường thẳng từ giao điểm của đường kính và đường tròn, đo kích thước của đường này và chia 3. Đánh dấu và vẽ nối qua tâm của đường tròn)
  • Bước 2: Dùng bút lông dầu viết các số từ 1 đến 12 (chữ số la mã) lên đĩa giấy theo chiều kim đồng hồ.
  • Bước 3: Vẽ hai hình chữ nhật trên một tờ giấy bìa cứng. Một hình chữ nhật có kích thước (0,7 cm x 5 cm) cho kim phút và hình chữ nhật có kích thước (0,7 cm x 3 cm) còn lại phải ngắn hơn cho kim giờ.
  • Bước 4: Dùng kéo cắt các hình chữ nhật vừa vẽ ở bước 3. Tiếp tục, cắt hình chóp tam giác ở một đầu của mỗi hình chữ nhật.
  • Bước 5: Lật ngược đĩa giấy và đánh dấu tâm của đĩa bằng bút dạ.
  • Bước 6: Dùng đầu nhọn của chiếc kéo đâm một lỗ nhỏ ở tâm của đĩa.
  • Bước 7: Dùng đinh cánh phượng ghim kim phút và kim giây vào tâm đĩa giấy.
Lưu ý: Đảm bảo rằng chốt sau ghim đủ lỏng để kim đồng hồ chuyển động tự do.

4. Sản phẩm minh họa